top of page
Search

Xuất phát từ thực tế đó hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận vận chuyển hàng bằng đường bộ. Cho nên trước khi có nhu cầu sử dụng chắc chắn mọi người vẫn thường quan tâm đến quy trình vận chuyển hàng nội địa bằng đường bộ để thực hiện đúng cách. Tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất.




1.Vận chuyển hàng nội địa là gì?

Vận chuyển hàng nội địa là quá trình chuyển nhiều loại hàng với các phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên đường bộ vẫn phổ biến nhất sử dụng chủ yếu bằng các loại xe tải, xe container, xe thùng, xe bồn. Hàng được linh hoạt từ khối lượng nhỏ đến lớn, với nhiều mặt hàng.


2.Tìm hiểu về các phương thức chuyển hàng hóa nội địa

Bằng xe máy

Vận chuyển hàng hóa nội địa bằng xe máy là phương thức thường được sử dụng cho các loại hàng gọn nhẹ cũng như giao nhận trong khoảng cách gần (như trong nội thị). Với ưu điểm gọn nhẹ, xe máy có thể linh hoạt di chuyển vào trong từng ngõ ngách để người nhận thuận tiện hơn trong việc nhận hàng.


Bằng xe tải

Vận chuyển hàng nội địa bằng xe tải đang được xem phương thức giao nhận phổ biến nhất hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm hơn các loại phương tiện khác, cụ thể:

Đa dạng về trọng tải nên có thể chuyển được nhiều loại hàng khác nhau, đáp ứng yêu cầu về khối lượng và kích thước. Bên cạnh đó, loại hình này còn có xe tải lạnh để đáp ứng yêu cầu cho những loại hàng như nông lâm, thủy hải sản, …


Bằng tàu hỏa

Đây là phương thức vận chuyển nội địa khá an toàn và có chi phí thấp. Hơn nữa, do có tuyến đường ray riêng nên phương thức này còn rất nhanh chóng và chính xác. Nhưng dịch vụ này lại có yếu điểm là giao nhận hàng không linh hoạt. Sở dĩ như vậy vì tàu hỏa chỉ được phép dừng ở những các ga theo quy định nên sẽ không thể dừng đỗ để trả hàng dọc đường.


Bằng đường thủy nội địa

Phương thức này còn được gọi là chuyển hàng nội địa bằng đường biển. Loại hình này có ưu điểm với khả năng chuyển được khối lượng hàng hóa lớn hoặc cồng kềnh nhưng lại khá chậm và không linh động. Cũng giống như chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa, phương tiện tàu thủy chỉ giao nhận hàng ở những tỉnh có cảng biển và tàu được phép dừng đỗ.


Đường hàng không nội địa

Vận chuyển hàng nội địa bằng máy bay có ưu điểm vượt trội về tốc độ nhanh khi có thể đi hàng nghìn km chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, phương thức này lại mang nhược điểm lớn là giá cước hàng không nội địa rất cao và không phù hợp với loại hàng có số lượng nhiều cũng như cồng kềnh. Dịch vụ bằng máy bay chỉ nên sử dụng cho các loại hàng nhỏn gọn và quan trọng như quà tặng hay thư từ,…




3.Quy trình vận chuyển

Một quy trình vận chuyển hàng nội địa đều cần thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng


Hầu hết các công ty vận tải hiện nay đều có số điện thoại, email, facebook để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ khi có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, các đơn vị vận tải có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình tiếp nhận các thông tin, giải đáp hết những thắc mắc mà khách hàng mắc phải.


Bước 2: Báo giá


Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng nhân viên sẽ dựa vào hàng hóa, số lượng hàng, địa hình, quãng đường để tính toán cước sau đó sẽ báo giá cho khách hàng.


Bước 3: Thực hiện chuyển hàng hóa


Sau khi được báo giá, được khách hàng đồng ý các cty vận tải sẽ ký kết hợp đồng. Sau đó điều phương tiện, đội ngũ nhân công bốc xếp đến nơi để đóng gói, chất hàng hóa lên xe, vận chuyển từ nơi nhận đến nơi gửi nhanh chóng, an toàn.


Bước 4: Thu phí dịch vụ


Khi hàng đã đến nơi giao nhận các cty vận tải sẽ tiến hành thu phí dịch vụ.


4.Giấy tờ cần thiết

Khi đã nắm rõ quy trình chuyển hàng nội địa rồi tiếp đến các bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ cần thiết như:


  • Giấy đăng ký xe ô tô

  • Giấy chứng nhận các loại bảo hiểm

  • Giấy lưu hành xe quá khổ, quá tải (nếu có)

  • Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển

  • Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ đối với người lái

  • Giấy chứng minh thư, thẻ căn cước người đi gửi hàng hóa

  • Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, được dán tem kiểm định đầy đủ.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể trong suốt quá trình

  • Hợp đồng dịch vụ với khách hàng nên photo một bản mang theo để phòng những trường hợp xấu nhất ảnh hưởng đến quá trình

  • Giấy chứng nhận tập huấn lái xe, giấy chứng nhận huấn luyện hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.




Tuy nhiên, “vàng thau lẫn lộn” nên các doanh nghiệp cần khảo sát kỹ càng nhằm lựa chọn cty uy tín. Mức giá, loại tiền thanh toán, phương thức đều phải xem xét kỹ càng trước khi ký hợp đồng thuê dịch vụ vận chuyển.

Bài viết trên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy trình vận chuyển hàng nội địa.




Công ty vận chuyển Cat Carry


  • Địa chỉ:| 36B Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM

  • Hotline nội địa:| 0916 066 264 (A Luật)

  • Tổng đài:| 1900 545 549

  • Email:| info@catcarry.com

  • Wedsite: https://catcarry.com/

 
 
 

Bạn đang muốn tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Vậy bản chất của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Điều kiện, thủ tục để xin cấp giấy như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Điều kiện, thủ tục cấp giấy” để tìm câu trả lời cho chính mình.




1.KHÁI NIỆM GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (ĐKĐT) là văn bản hay bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Mục đích của việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để cá nhân, tổ chức nước ngoài được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.


Khi thực hiện dự án đầu tư hay thành lập công ty vốn nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc này nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.


Trường hợp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:


  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

  • Các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Tùy vào từng dự án đầu tư khác nhau mà cơ quan thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ cũng khác nhau.


Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư


Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

  • Bản sao CMND/CCCD hay hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hay tài liệu tương ứng khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

  • Văn bản đề nghị được thực hiện dự án đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Đề xuất dự án đầu tư gồm có các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư và quy mô đầu tư , phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư và nhu cầu về lao động. Đồng thời đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội, đánh giá tác động của dự án;

  • Bản sao 1 trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính của 2 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, cũng như cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Được bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không cần đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận về thuê địa điểm, kể cả tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền được sử dụng địa điểm để thực hiện các dự án đầu tư;

  • Giải trình về việc sử dụng công nghệ đối với dự án được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm có các nội dung: sơ đồquy trình công nghệ, tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ chính;

  • Đối với dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC




Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ


  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư (nếu có);

  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo các quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

  • Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.


Hồ sơ dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội


  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư (nếu có);

  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;

  • Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo các quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;

  • Đề xuất cơ chế và chính sách đặc thù (nếu có).

3.TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Cũng giống như hồ sơ xin cấp, về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng tùy thuộc vào loại dự án.


Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (đã nêu rõ ở trên)

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký dự án đầu tư

Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT cho nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư không thuộc quyết định chủ trương đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký dự án đầu tư

Bước 3: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Cơ quan đăng ký dự án đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối thì cần phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.



Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án vào Việt Nam, cần phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình.



Công Ty Luật Hà Đô


  • Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật: 1900 62 80

  • Địa chỉ: A2008 Xuân Mai Tower, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.

  • Điện thoại: (+84-024) 730.86.999

  • Email: infor@hado-law.com

  • Website: https://luathado.com/

 
 
 

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Khi người đại diện pháp luật trên giấy phép Kinh doanh thay đổi số hộ chiếu thì thủ tục thay đổi số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật bao gồm những gì? Hồ sơ thay đổi nộp ở đâu? Có cần gửi hồ sơ đến ban quản lý khu công nghiệp tỉnh không? Tôi cảm ơn.




1. Hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Về hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, căn cứ theo khoản 1, điều 31, Luật doanh nghiệp 2020 như sau:


Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp


1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:


a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;

c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.


3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:


a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;

c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty;

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.


4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.


5. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:


a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;


b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.




=> Như vậy, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bạn gồm thông báo thay đổi số hộ chiều của người đại diện theo pháp luật.và những giấy tờ sau:


- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

- Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Cụ thể các giấy tờ quy đjnh tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP gồm:


"Điều 10. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực."

Về địa điểm nộp hồ sơ, công ty bạn nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.



2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh

Luật Minh Khuê xin cung cấp thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 13, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

"Điều 13. Cơ quan đăng ký kinh doanh


1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổchức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:


a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).


Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.


Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế Hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).


2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng."



Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.




  • Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật: 1900 62 80

  • Địa chỉ: A2008 Xuân Mai Tower, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.

  • Điện thoại: (+84-024) 730.86.999

  • Email: infor@hado-law.com

 
 
 

24hstore

Tel. 19000351 - 0988242424

 

Monday - Friday 11:00 - 18:30

Saturday 11:00 - 17:00

Sunday 12:30 - 16:30 

showroom

  •  625A Âu Cơ, Hòa Thạnh, Tân Phú

  •  413 Hoàng Văn Thụ, P.2, Q. Tân Bình

  •  256 Võ Văn Ngân, Bình Thọ, Thủ Đức

  •  389 Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp

  •  418 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5

  •  652 3 Tháng 2, P.14, Q.10

  •  249 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1

  •  1114 3 Tháng 2, P.12, Q11, TPHCM

chính sách

Miễn phí vận chuyển 

Bảo hiểm rơi vỡ mặt kính

20 ngày đổi trả miễn phí

Bảo hành 18 tháng 1 đổi 1 

© 2023 by Arianna Castillo​. Proudly created with Wix.com

bottom of page